• Trang chủ /
  • Tin tức
  • / Các mạng lưới chuyên trách trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN – Asean University Network)

Các mạng lưới chuyên trách trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN – Asean University Network)

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network–AUN) được thành lập vào năm 1995 theo sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước ASEAN. Kể từ khi thành lập, AUN không ngừng lớn mạnh với nhiều hoạt động đa dạng, hướng đến mục tiêu hài hòa hóa giáo dục đại học khu vực, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đến nay, AUN đã phát triển và thành lập được 17 mạng lưới chuyên trách, đóng một vai trò lớn hơn chỉ là các đơn vị đơn giản của một tổ chức. Các mạng lưới này hoạt động như những tổ chức hợp tác học thuật chuyên biệt, được trao quyền tự chủ tương đối cao để theo đuổi các lĩnh vực của riêng mình trong giáo dục đại học thuộc khối ASEAN. Cho dù mục đích hoạt động tập trung vào đổi mới hay kinh tế, các mạng lưới chuyên trách cũng được hưởng lợi từ việc trở thành một phần của AUN, có cơ hội tiếp cận với nền tảng hợp tác giữa Ban Thư ký AUN, các trường đại học thành viên và các mạng lưới chuyên trách khác.

Các mạng lưới chuyên trách trong các mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
Các mạng lưới chuyên trách trong các mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á

17 mạng lưới chuyên trách trong khối các trường đại học Đông Nam Á lần lượt là:

  1. AUN-QA (thành lập 1998, đơn vị chủ quản là Trường đại học Chulalongkorn): Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học và hợp tác với các cơ quan trong khu vực và quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục.
  2. AUN-BE (thành lập 1999, đơn vị chủ quản là Trường đại học Gadjah Mada): Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các trường đại học trong khối ASEAN nhằm tăng cường giáo dục, nghiên cứu và sự phù hợp của ngành trong kinh doanh và kinh tế
  3. AUN/SEED-Net (thành lập 2001, đơn vị chủ quản là Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)): Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật vì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực ASEAN.
  4. AUNILO (thành lập 2003, đơn vị chủ quản là Tổ chức liên kết giữa các thư viện trường đại học Philippines Diliman, trường đại học  Ateneo de Manila, và trường đại học De La Salle): Nền tảng chia sẻ tài nguyên học thuật, trao đổi thông tin và kết nối giữa các thư viện học thuật trong các trường Đại học thành viên AUN và cộng đồng học thuật trong khu vực ASEAN thông qua hệ thống chia sẻ tài nguyên trực tuyến.
  5. AUN-ACTS (thành lập 2009, đơn vị chủ quản là Trường đại học Indonesia): Tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi sinh viên và học thuật trong khu vực ASEAN.
  6. AUN-HRE (thành lập 2009, đơn vị chủ quản là Trường đại học Mahidol): Mạng lưới hợp tác học thuật của các trường Đại học thành viên AUN nhằm thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu về quyền con người ở Đông Nam Á.
  7. AUN-USR&S (thành lập 2011, đơn vị chủ quản là Trường đại học Kebangsaan Malaysia): Tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến về trách nhiệm xã hội giữa các cơ sở giáo dục đại học và các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các trường đại học – công nghiệp – cộng đồng ở ASEAN và Châu Á.
  8. AUN-HPN (thành lập 2014, đơn vị chủ quản là Trường đại học Mahidol): Mạng lưới hợp tác học thuật trong khu vực giữa các chuyên gia y tế, bác sĩ y khoa và các cơ sở giáo dục đại học, tập trung vào vai trò của các trường đại học trong việc thúc đẩy lối sống và môi trường lành mạnh.
  9. AUN-AEC (thành lập 2015, đơn vị chủ quản là Trường đại học Kebangsaan Malaysia): Một nền tảng để thúc đẩy nghiên cứu hợp tác giữa các trường, công nghiệp, chính phủ và các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách tập trung vào các vấn đề liên quan đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
  10. AUN-DPPnet (thành lập 2016, đơn vị chủ quản là Trường đại học Malaya): Tập trung vào các chính sách và nghiên về người khuyết tật ở khu vực ASEAN nhằm thúc đẩy một môi trường hòa nhập, không có rào cản và quyền được học tập và nâng cao năng lực.
  11. AUN-SAN (thành lập 2016, đơn vị chủ quản là Trường đại học Utara Malaysia): Nền tảng để trao quyền, phát triển khả năng lãnh đạo của sinh viên, cũng như giải quyết các vấn đề của sinh viên và quản trị thông qua cơ quan Công tác Sinh viên của các trường Đại học Thành viên AUN.
  12. AUN-SCUD (thành lập 2017, đơn vị chủ quản là Trường đại học Indonesia): Nền tảng cho các trường thành viên AUN tổ chức hợp tác và chia sẻ kiến thức tập trung vào các nghiên cứu phát triển đô thị và thành phố bền vững
  13. AUN-CA (thành lập 2017, đơn vị chủ quản là Trường đại học De La Salle): Một mạng lưới gồm các văn phòng văn hóa giữa các trường Đại học thành viên AUN nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, văn hóa và nghệ thuật của sinh viên trong khu vực ASEAN.
  14. AUN-UIE (thành lập 2018, đơn vị chủ quản là Trường đại học Chulalongkorn): Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho năng lực kinh doanh và đổi mới của các trường đại học thông qua mạng lưới trường đại học – công nghiệp – chính phủ nhằm trang bị cho sinh viên khối ASEAN những năng lực cần thiết cho tương lai.
  15. AUN-ADERA (thành lập 2018, đơn vị chủ quản là Trường đại học quốc gia Singapore): Nền tảng trao đổi trí tuệ về tương lai của giáo dục và nghiên cứu thiết kế kiến trúc ở Đông Nam Á.
  16. AUN-EEC (thành lập 2018, đơn vị chủ quản là Trường đại học Ateneo De Manila): Tập trung vào việc phát triển tư duy và năng lực sinh thái của sinh viên ASEAN để các em có khả năng bảo tồn và bảo vệ môi trường địa phương.
  17. AUN-TEPL (thành lập 2019, đơn vị chủ quản là Trường đại học Quản lý Singapore): Thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường đại học ASEAN góp phần vào sự thành công của sinh viên thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong học tập.

Tài liệu tham khảo: http://www.aunsec.org/